Trang chủ - Xoc dia online xocdia123

 

UBND XÃ QUY MÔNG

I. THÔNG TIN CHUNG

Tên cơ quan

Địa chỉ

Số điện thoại

Email

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ QUY MÔNG

Thôn Tân Thành, xã Quy Mông

 

[email protected]

II. TỔ CHỨC BỘ MÁY (Lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND xã)

TT

Học và tên

Chức vụ

Số điện thoại

Email

1

Nguyễn Tiến Chiển

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã

0915.978.196

[email protected]

2

Trần Tiến Quân

Phó Bí thư Đảng ủy – Chủ nhiệm UBKT

0978.194.056

[email protected]

3

Trần Văn Chung

Phó bí thư đảng ủy -Chủ tịch UBND

0387.392.332

[email protected]

4

Đinh Văn Vịnh

Phó chủ tịch HĐND

0984.498.340

[email protected]

5

Phùng Tiến Hiển

Phó Chủ tịch UBND xã

0974.275.346

[email protected]

III. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG

 1. Vị trí địa lý

* Về vị trí địa lý: Quy Mông là xã loại 2 nằm phía Tây Bắc của huyện Trấn Yên, Phía Đông giáp xã Việt Thành, Đào Thịnh; phía Bắc giáp xã Xuân Ái huyện Văn Yên; phía Tây giáp xã Kiên Thành; phía Nam giáp xã Y Can, cách trung tâm huyện Trấn Yên 7 km. Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 2.020,44 ha; đất sản xuất nông nghiệp 715,77 ha, chiếm 35,42 %; đất lâm nghiệp 891,87 ha, chiếm 44,1%; đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng 412,8 ha chiếm  20,4 %.

2. Dân số, dân tộc, tôn giáo

* Về dân số, dân tộc:

Địa giới hành chính có 10 thôn với 1.425 hộ 5.387 khẩu, gồm dân tộc Kinh chiếm 53%, dân tộc Mường chiếm 45%, dân tộc khác chiếm 2%.

* Về tôn giáo, tín ngưỡng:

- Về tín ngưỡng: Trên địa bàn xã có di tích lịch sử văn hoá Đình và Đền Quy Mông được xếp hạng di tích văn hoá cấp tỉnh năm 2010, hiện nay Đình và Đền Quy Mông còn lưu giữ 11 sắc phong; di tích văn hoá Đình và Đền Quy Mông gắn với bản sắc văn hoá dân tộc Mường; xuân thu nhị kỳ Đình và Đền Quy Mông đều tổ chức Lễ hội. Các kỳ Lễ hội chính (tính theo lịch Âm):

Ngày 07 tháng 01 âm lịch: Tiệc chính.

Ngày 03 tháng 3 âm lịch: Cầu hạ đền.

Ngày 15 tháng 7 âm lịch: Đại tiệc thu.

Ngày 10 tháng 10 âm lịch: Cầu cơm mới.

Ngày 25 tháng 12 âm lịch: Cấm cửa rừng.

- Về tôn giáo:

+ Đạo Công giáo: Trên địa bàn xã có 01 Giáo sứ An Bình, trong đó có 02 họ giáo: An Bình và Đại thắng đã được Nhà nước công nhận với 1.017 tín đồ; Đạo Công Giáo có 02 cơ sở thờ tự đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Giáo Sứ An Bình có 01 Linh Mục quản nhiệm, có Hội Đồng Giáo sứ, gồm: 01 chủ tịch, 02 phó chủ tịch; Họ Giáo Đại Thắng có 01 Ban hành giáo.

-  Đạo Phật: Trên địa bàn xã có 01 chi hội Phật giáo gồm 75 phật tử. Các hoạt động của các tín đồ phật tử trên địa bàn quá trình sinh hoạt luôn đảm bảo an ninh trật tự không vi phạm pháp luật, trụ sở hoạt động chính của hội tại Chùa Kỳ Can xã Y Can.

Trong thời gian qua, tình hình tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn xã ổn định, không có các vụ việc phức tạp liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng. Các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng hoạt động theo Hiến chương, Điều lệ của tổ chức tôn giáo và quy định của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn được tổ chức đảm bảo đúng nội dung chương trình đã thông báo và đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và đảm bảo công tác phòng chống dịch. Tư tưởng nhân dân, tín đồ các tôn giáo luôn tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các tín đồ tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, đoàn kết, tích cực tham gia các phong trào thi đua do các cấp phát động.

3. Tiềm năng thế mạnh

Quy Mông là xã bán sơn địa, có địa hình đồi núi thấp xen giữa là các cánh đồng tương đối bằng phẳng, xã có sông Hồng chảy qua với chiều dài 9 km, hàng năm được bồi đắp lượng phù sa trù phú nên có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế nông nghiệp. Trong những năm qua được sự quan tâm lãnh đạo của Huyện ủy, HĐND và sự chỉ đạo trực tiếp của UBND huyện, cùng với sự nỗ lực của Nhân dân trong xã đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, đến nay xã Quy Mông đã quy hoạch và hình thành 5 vùng sản xuất hàng hóa chủ lực của xã, gồm: Vùng trồng dâu, nuôi tằm; vùng trồng đao riềng và chế biến miến đao; vùng trồng cây ăn quả có múi; vùng trồng quế; vùng phát triển cơ sở chăn nuôi hàng hóa.

* Phát triển vùng trồng dâu nuôi tằm:

Diện tích trồng dâu 83 ha, tập trung thành vùng sản xuất chính ở các thôn: Thịnh Vượng, Thịnh Hưng, Hợp Thành, Tân Thịnh. Sản lượng kén tằm năm 2021 là 75 tấn, giá trị thu nhập trên 7,5 tỷ đồng. Đến năm 2022 dự kiến diện tích dâu là 90 ha, sản lượng kén tằm khoảng 115 tấn, giá trị  khoảng 12 tỷ đồng. Hợp tác xã dâu tằm Quy Mông là đơn vị liên kết trồng dâu, nuôi tằm và tiêu thụ sản phẩm kén tằm cho người dân.

* Phát triển nghề trồng đao riềng và chế biến miến đao:

 Diện tích trồng đao riềng 70 ha, tập trung tại các thôn: Thịnh Bình, Thịnh An, Thịnh Lợi, Thịnh Hưng, vùng nguyên liệu đao riềng được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap năm 2021; sản lượng củ đao riềng hàng năm đạt gần 5.000 tấn; có 4 cơ sở chế biến bột đao hàng năm chế biến trên 700 tấn bột đao riềng; có 4 cơ sở chế biến miến đao thuộc 02 Hợp tác xã: Hợp tác xã Việt Hải Đăng và Hợp tác xã khởi nghiệp xanh Quy Mông hàng năm chế biến và cung cấp thị trường trên 100 tấn miến; sản phẩm miến đao Quy Mông được chứng nhận sản phẩm OCOP tiêu chuẩn 3 sao. Giá trị thu nhập từ trồng và chế biến bột đao và miến đao đạt trên 10 tỷ đồng.

* Phát triển vùng trồng cây ăn quả có múi:

Thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xã đã tập trung phát triển trồng cây ăn quả có múi để tạo thành vùng cây ăn quả có múi tập trung tại các thôn: Tân Việt, Tân Cường, Tân Thành. Đến năm 2021 diện tích cây ăn quả có múi đạt trên 80 ha, trong đó chủ yếu phát triển trồng bưởi. Dự kiến đến 2022, ổn định khoảng 90 ha. Sản phẩm Bưởi Quy Mông được chứng nhận sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao; Hợp tác xã cây ăn quả có múi Quy Mông là đơn vị liên kết tiêu thụ sản phẩm bưởi cho thành viên Hợp tác xã và các hộ liên kết trồng cây ăn quả có múi với Hợp tác xã.

* Phát triển vùng trồng quế:

Diện tích cây quế hiện có 1.200 ha tập trung tại các thôn: Tân Việt, Tân Cường, Tân Thịnh, Hợp Thành; trên địa bàn xã có 01 doanh nghiệp triết xuất tinh dầu quế; có 5 – 6 đại lý thu mua sản phẩm vỏ quế.

* Phát triển chăn nuôi:

Đã từng bước chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi hàng hóa. Duy trì tổng số đầu đàn gia súc, gia cầm năm 2021 trên 3.590 con (Trâu 390 con, bò 50 con, lợn 3.150 con, gia cầm 279.000 con; Sản lượng thịt hơi trên 1.000 tấn. Xây dựng và duy trì được trên 87 cơ sở chăn nuôi tập trung với số lượng lớn theo hướng bán công nghiệp, trong đó: Cơ sở chăn nuôi trâu, bò tập 10 con trở lên 4 cơ sở; cơ sở chăn nuôi lợn kết hợp 15 cơ sở; cơ sở chăn nuôi gia cầm quy mô từ 2.000 con – 20.000 con/lứa là 68 cơ sở.

IV. CƠ CẤU TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ

Tổng số biên chế hiện có: 19 người

Trong đó: Cán bộ 10 người, công chức 09 người

Cụ thể:

- Lãnh đạo Đảng ủy xã: 02 người

- Mặt trận tổ quốc các đoàn thể: 05 người.

- Lãnh đạo thường trực HĐND: 01 người (01 kiêm nhiệm)

- Lãnh đạo UBND xã: 02 người.

- Công chức chuyên môn: 9 người

Năm 2020 theo dự án của cấp trên được phân công thêm 05 công an chính quy về công tác tại xã.

 

Thư viện ảnh

      

Thư viện Video

Lượt truy cập