Trang chủ - Xoc dia online xocdia123

 

GIỚI THIỆU CHUNG

Trấn Yên là một huyện vùng thấp nằm ở phía Nam tỉnh Yên Bái, trên toạ độ địa lý từ 21031’48’’ đến 21047’38’’ vĩ độ Bắc; từ 104038’37’’ đến 104059’00’’ kinh độ Đông. Phía Bắc Trấn Yên giáp với huyện Văn Yên và huyện Yên Bình, phía Nam giáp với huyện Văn Chấn, phía Tây giáp huyện Văn Chấn và huyện Văn Yên, phía Đông giáp huyện Yên Bình và thành phố Yên Bái và tỉnh Phú Thọ.

1. Đặc điểm tự nhiên

Huyện Trấn Yên có diện tích tự nhiên là 62.920,87  ha. Trấn Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình từ 23,1 - 23,9 độ, nhiệt độ cao nhất là 38,90C, thấp nhất là 3,30C.

Trung tâm huyện là thị trấn Cổ Phúc nằm trên , cách  15km về hướng Tây Bắc, cách Hà Nội gần 200km. Có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ rất thuận lợi cho việc đi lại và trao đổi  hàng hoá giữa các địa phương trong và ngoài huyện. Các ga Cổ Phúc và Ngòi Hóp của tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh nằm tại huyện này.

Trấn Yên là địa bàn chuyển tiếp về địa hình từ trung du lên miền núi, phía Đông Bắc là đường sông núi của dãy Púng Luông, thung lũng sông Hồng chạy giữa cắt huyện thành hai phần không đều nhau, hơi lệch về phía núi Con Voi.

Độ cao trung bình toàn huyện là 100m, nơi thấp nhất có độ cao là 20m. Địa hình cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc. Các xã phía Nam phần lớn có địa hình đồi bát úp, đỉnh bằng, sườn thoải. Các xã nằm dưới chân núi Con Voi là Púng Luông có địa hình phức tạp, độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh.

Hệ thống sông ngòi Trấn Yên nằm trong hệ thống sông Hồng. Sông Hồng đoạn chảy trên địa bàn Trấn Yên dài 50km, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đây là tuyến giao thông đường thuỷ quan trọng nhất của huyện Trấn Yên, song về mùa lũ các diện tích canh tác của các xã ven sông thường hay bị ngập lụt. Trên địa bàn Trấn Yên có 32 ngòi suối đổ vào sông Hồng, phân bố tương đối đều trên địa bàn. Các ngòi suối đều ngắn và dốc, vào mùa mưa thường xảy ra lũ ống và lũ quét gây thiệt hại cho đời sống dân sinh và sản xuất nông nghiệp.

Huyện Trấn Yên có một số khoáng sản có giá trị kinh tế như: Quặng sắt phân bổ ở Việt Hồng, Lương Thịnh, Hưng Thịnh, Hưng Khánh, Hồng Ca, Kiên Thành với tổng trữ lượng trên 91 triệu tấn, riêng mỏ quặng sắt ở Kiên Thành có hàm lượng trên 60%, hiện đang được khai thác; đá thạch anh phân bố tại xã Hoà Cuông, Việt Hồng, Lương Thịnh, Kiên Thành, Y Can trữ lượng trên 52 nghìn tấn, chất lượng đạt yêu cầu cho sản xuất kính và sứ; Quặng Graphit phân bố tại xã Báo Đáp, Đào Thịnh, Nga Quán. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các mỏ cao lanh tại Cường Thịnh trữ lượng 150.000 tấn; mỏ sét ở Bảo Hưng, Y Can, Đào Thịnh…

Vật liệu xây dựng như: đá xây dựng, cát sỏi, vật liệu sản xuất gạch có trữ lượng lớn được phân bố rộng trên địa bàn huyện; đá xây dựng tại Hang Dơi Minh Quán, Việt Cường, Việt Hồng, Kiên Thành.

2. Quá trình hình thành

Trấn Yên mảnh đất cửa ngõ miền Tây Bắc Tổ quốc, một miền núi vùng thấp của tỉnh Yên Bái. Cộng đồng dân tộc Trấn Yên cư trú trên mảnh đất này từ nhiều đời nay. Sự phát hiện di chỉ Đào Thịnh (năm 1959) với hàng trăm hiện vật: Đồng thau, gốm thô và những công cụ đá mài đã khẳng định di chỉ Đào Thịnh là di chỉ đá đồng. Thạp đồng tìm thấy ở Đào Thịnh có tuổi 3000 + 120 năm và những hiện vật khác cho phép ta kết luận cộng đồng dân tộc Trấn Yên đã cư trú và khai phá vùng đất này- từ buổi các vua Hùng dựng nước.

Theo “Hưng hoá phong thổ lục” của Hoàng Trọng Chính: Huyện Trấn Yên nguyên là đất Châu Đăng thời Lý. Tên huyện đặt từ thời Lê, đời Gia Long (1802) vẫn như thế. Đến năm Minh Mệnh thứ 17, đổi trang làm xã, lãnh 4 tổng, 30 xã, thuộc Phủ Quy Hoá, Trấn Hưng Hoá.

Diện tích đất đai của huyện Trấn Yên thay đổi theo quá  trình phát triển của lịch sử. Sau cách mạng tháng 8 toàn huyện có 52 xã trong đó thị xã Yên Bái là tỉnh lỵ lại vừa là huyện lỵ. Cuối năm 1953 tỉnh cắt xã Nguyễn Phúc và 4 dãy phố của thị xã Yên Bái ra khỏi Trấn Yên để xây dựng thị xã thành đơn vị hành chính độc lập. Tháng 3 năm 1965 lại tiếp tục cắt 19 xã thuộc vùng thượng huyện từ Ngòi Hóp lên tới Ngòi Hút để thành lập huyện Văn Yên mới. Đầu năm 1980 tỉnh quyết định chuyển 4 xã: Tuy Lộc, Nam Cường, Minh Bảo, Tân Thịnh về thị xã để xây dựng thị xã mới hoàn chỉnh kinh tế nông, lâm, công nghiệp.

3. Địa lý hành chính

Năm 2008 thực hiện Nghị định số 87/2008/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Trấn Yên để mở rộng thành phố Yên Bái và huyện Yên Bình, huyện Trấn Yên còn lại 21 xã và 01 thị trấn. Năm 2020 thực hiện Nghị quyết số 871/NĐ-UBTVQH14, ngày 10/01/2020 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Yên Bái, Toàn huyện có 21 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn và 20 xã: Vân Hội, Tân Đồng, , Đào Thịnh, Hồng Ca, Việt Cường, Lương Thịnh, Hòa Cuông, Báo Đáp, Cường Thịnh, Minh Quán, Nga Quán, Quy Mông, Kiên Thành, Y Can, Việt Thành, Bảo Hưng, Việt Hồng, Minh Quân, Hưng Thịnh và thị trấn Cổ Phúc.

 

Thư viện ảnh

      

Thư viện Video

Lượt truy cập