Trang chủ - Xoc dia online xocdia123

 

TIỀM NĂNG THẾ MẠNH

Huyện Trấn Yên có tổng diện tích tự nhiên là 62.920,87 ha, chiếm 9,1% diện tích toàn tỉnh Yên Bái, hệ thống giao thông khá thuận lợi. Từ Trấn Yên có thể đi tới các huyện Văn Yên, Lục Yên, Văn Chấn, Nghĩa Lộ, Thành phố Yên Bái và các tỉnh bạn như: Phú Thọ, Hà Nội …. Hệ thống giao thông đường bộ đã đóng góp tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xây dựng nông thôn mới.

Đường sắt Hà Nội – Lào Cai đi qua địa phận của huyện Trấn Yên với chiều dài 30 km, thuộc địa giới hành chính của 6 xã, có 2 nhà ga trung tâm chuyển hàng hoá và hành khách là ga Cổ Phúc và ga Ngòi Hóp.

Tuyến đường Cao tốc Nội Bài – Lào Cai đi qua địa phận huyện Trấn Yên thuộc địa giới hành chính của 4 xã: Minh Quân, Bảo Hưng, Y Can, Quy Mông.

Đường thuỷ trên sông Thao, đoạn chạy qua địa phận huyện Trấn Yên dài 40 km. Đây là tuyến đường thuỷ cho các loại tàu thuyền trọng tải nhỏ từ Minh Quân tới Ngòi Hóp và Mậu A.

Trấn Yên có hệ thống ao hồ tương đối phong phú với tổng diện tích là 700 ha, điển hình trong số đó là hồ Đầm Hậu, hồ Vân Hội ... có giá trị cho khai thác tiềm năng du lịch.

Huyện Trấn Yên đã ưu tiên cho việc cứng hóa các tuyến đường giao thông. Đến nay, 100% các tuyến đường giao thông đến trung tâm các xã được cứng hóa; phần lớn các tuyến đường liên xã, liên thôn từ vùng thấp đến vùng cao được mở rộng nền đường.

* Tài nguyên đất của huyện là đất feralit và đất phù sa bồi đắp ven sông. Theo số liệu thống kê đến năm 2020:  Đất nông nghiệp  có 57152,11ha (Trong đó: đất sản xuất nông nghiệp: 11673,81 ha; Đất lâm ngiệp: 44556,73 ha; Đất nuôi trồng thủy sản: 914,55 ha). Đất phi nông nghiệp 5690,49 ha (Trong đó: Đất ở 784,89 ha). Đất chưa sử dụng 78,28 ha.

* Tài nguyên khoáng sản của huyện không lớn, các loại khoáng sản không tập trung, khối lượng và hàm lượng không cao. Những khoáng sản chủ yếu là: Thạch cao ở một số xã như Cường Thịnh, Minh Quán. Phấn chì (cácbon graphit) có ở Minh Quán, Báo Đáp. Than nâu ở một số xã như Quy Mông, Minh Tiến, Việt Cường. Quặng sắt có nhiều ở Kiên Thành kéo sang Hưng Khánh, Hưng Thịnh, Lương Thịnh. Đá thạch anh ở Hồng Ca, Lương Thịnh, Hòa Cuông. Đất sét ở một số xã ven sông. Mỏ đá quý hồng ngọc kéo dài từ Lục Yên, tới Yên Bình qua một số xã của Trấn Yên như Tân Đồng, Hòa Cuông nhưng chưa lập được bản đồ khoáng sản và xác định được trữ lượng.

* Ngoài ra, tiềm năng về thủy điện tiềm tàng ở các dòng suối lớn nhưng chưa có điều kiện khai thác, như Ngòi Vần với Thác Quẽ, Ngòi Lâu có một số ghềnh, Ngòi Rào có đát Rào, Ngòi Hóp với đát Lòng Mo. Đây là nguồn năng lượng sạch, nếu được khai thác  sẽ có hiệu quả vào đời sống và phục vụ sản xuất.

Sản xuất chế biến Nông - Lâm sản: Với lợi thế nằm dọc theo hai bên bờ sông Hồng, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các  xã ven sông hình thành các cánh đồng rộng và màu mỡ. Hệ thống thuỷ lợi đã và đang được kiên cố hoá, đây là tiền đề cơ bản để Trấn Yên phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Cùng với đó, người dân đã tăng cường đầu tư thâm canh, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để nâng cao năng suất, chất lượng các loại cây trồng.

* Sản xuất chè

Diện tích chè chuyên canh 686 ha, sản lượng 7.352 tấn (giảm 1.539 ha, trên 7.264 tấn so với năm 2008); diện tích và sản lượng chè giảm mạnh dogiá trị, hiệu quả không cao, nhân dân chuyển đổi sang trồng cây khác. Một số vùng còn có điều kiện thì trồng thay thế bằng giống chè Bát Tiên, gắn với chế biến, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm; xây dựng chuỗi sản xuất chè Bát Tiên xã Bảo Hưng, chè Bát tiên xã Hưng Khánh, chè Bát Tiên xã Nga Quán thông qua các Hợp tác xã và làng nghề, sản phẩm chè Bát Tiên có nguồn gốc xuất xứ, xây dựng nhãn hiệu sản phẩm OCOP hiện đã có thương hiệu trên thị trường.

* Phát triển trồng dâu nuôi tằm

Diện tích trồng dâu 615,8 ha, tăng 515,8 ha so với năm 2008, tập trung thành vùng sản xuất chính ở các xã Tân Đồng, Báo Đáp, Đào Thịnh, Việt Thành, Hòa Cuông, Y Can, Quy Mông, Hồng Ca. Sản lượng kén tằm năm 2020 là 765,5 tấn, tăng 721,5 tấn so với năm 2008; giá trị thu nhập trên 80 tỷ đồng.Đến năm 2021 dự kiến diện tích dâu là 815,8 ha, sản lượng kén tằm khoảng 800 tấn, giá trị  khoảng 100 tỷ đồng.

*Phát triển trồng cây ăn quả có múi

Thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện đã tập trung phát triển trồng cây ăn quả có múi để tạo thành vùng cây ăn quả có múi tập trung tại các xã phía Tây.Đến năm 2020 diện tích cây ăn quả có múi đạt trên 1.085 ha; tăng 875,3 ha so với năm 2008. Dự kiến đến 2021ổn định khoảng1.135,5 ha.

* Phát triển vùng sản xuất quế

 Diện tích cây quếhiện có 16.186 ha, tăng trên 9.000 ha so với năm 2008; diện tích khai thác, trồng mới, trồng thay thế hàng năm đạt trên 1.000 ha; sản lượng vỏ quế khô năm 2020 là 3.800 tấn, tăng gần 3 lần so với năm 2008.

* Phát triển trồng tre Bát Độ lấy măng

Đến năm 2020, tổng diện tích là 3.576,9 ha, tăng gần 2.554 ha so với năm 2008; trong đó diện tích trồng mới từ năm 2016-2020 là 1.500 ha; sản lượng măng vỏ tươi 74.000 tấn, tăng 65.500 tấn so với năm 2008; giá trị thu nhập gần 80 tỷ đồng.Dự kiến đến 2021 diện tích ổn định đạt 3.700 ha.

* Phát triển chăn nuôi – thủy sản

Đã từng bước chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi hàng hóa. Duy trì tổng số đầu đàn gia súc, gia cầm năm 2020 trên 1.716.400 con (Trâu 4.352 con, bò 1220 con, lợn 48.792 con, gia cầm 1.662.120 con; Sản lượng thịt hơi trên 9.700 tấn. Xây dựng và duy trì được 670 cơ sở chăn nuôi tập trung với số lượng lớn theo hướng bán công nghiệp, trong đó: Cơ sở chăn nuôi trâu, bò tập 10 con trở lên 46 cơ sở; cơ sở chăn nuôi lợn thịt163 cơ sở; cơ sở chăn nuôi lợn nái sinh sản 35 cơ sở; cơ sở chăn nuôi lợn kết hợp 58 cơ sở; cơ sở chăn nuôi gia cầm 355 cơ sở; cơ sở chăn nuôi thỏ 13 cơ sở. Khai thác có hiệu quả 430,8 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, tập trung phát triển cá lồng trên diện tích đầm hồ tự nhiên, chuyển đổi ruộng một vụ kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Năm 2020 duy trì 79 lồng nuôi cá, chuyển đổi 64,8 ha ruộng 1 vụ sang nuôi trồng thủy sản; sản lượng thủy sản đạt 1.730 tấn tăng 1.106 tấn so với năm 2008. Các cơ sở chăn nuôi đều tăng về số lượng và quy mô đầu đàn so với năm 2008, giá trị và hiệu quả sản xuất tăng nhanh; hình thành các tổ nhóm liên kết trong chăn nuôi gia cầm, hỗ trợ giúp đỡ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.Nhiều hộ gia đình nông dân giàu lên từ chăn nuôi.

* Công nghiệp: 

Thời gian qua, huyện Trấn Yên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến tại Khu công nghiệp tập trung Minh Quân, Cụm công nghiệp Hưng Khánh, Báo Đáp, nhà máy may xuất khẩu với trên 3.000 công nhân tại thị trấn Cổ Phúc. Hiện, toàn huyện có trên 1.000 công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phần lớn là đăng ký kinh doanh, sản xuất chế biến nông, lâm sản; tuy sản phẩm chỉ là các mặt hàng sơ chế nhưng đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế giải quyết việc làm, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm sản cho nông dân các địa phương trong huyện, nâng cao tỷ trọng sản xuất công nghiệp - xây dựng.

Thư viện ảnh

      

Thư viện Video

Lượt truy cập